Khi trẻ bị rôm sảy, không nên làm gì ?

Rôm sảy ở trẻ là bệnh nóng trong người hoặc khi thời tiết thay đổi, nắng nóng bất thường khiến da trẻ em xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo vùng trên người bé. Tùy độ nặng nhẹ mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau và cách chữa trị cũng khác nhau, tuy nhiên, khi trẻ bị rôm sảy, các mẹ không nên làm những điều sau:

Ngày đăng: 18-04-2017

2,363 lượt xem

  1. Sử dụng phấn rôm với hàm lượng lớn trên da khi trẻ bị rôm sảy:

Phấn rôm có khả năng thấm hút cao, thường được các mẹ sử dụng để trị rôm sảy và ngăn ngừa hăm tả ở trẻ em, tuy nhiên việc bôi phấn rôm lên vùng da đang bị tổn thương sẽ làm bít lỗ chân lông, gây cản trở quá trình bài tiết mồ hôi ở trẻ, chưa kể bé có thể dị ứng với mùi hoặc thành phần của phấn rôm nữa, da bé rất mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, các mẹ không nên bôi phấn rôm quá nhiều khi trẻ bị rôm sảy.

  1. Tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước chanh

Da trẻ em là loại da cực kỳ mỏng và chưa phát triển hoàn thiện hệ thống mô da và các hệ thống lỗ chân lông, vì vậy,  vắt nhiều nước chanh vào nước tắm của trẻ sẽ khiến axit trong chanh làm tổn thương da. Tuy nhiên, các mẹ khó có thể biết được đâu là liều lượng vừa đủ để sát khuẩn và không gây nguy hại đến vùng da non nớt của trẻ.

Các mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm tắm gội cho trẻ chiết xuất từ thảo dược tự nhiên và có hướng dẫn sử dụng pha chế với hàm lượng đúng cách.

  1. Sử dụng các bài thuốc dân gian:

Có nhiều loại rau củ, bài thuốc dân gian trị bệnh rôm sảy cho trẻ rất hay như lá tía tô, hay trái khổ qua, lá kinh giới hoặc là lá chè xanh bóp nát lấy nước tắm cho bé được lưu truyền từ xưa khi nền y học chưa phát triển mang lại những hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường, vì lợi nhuận, một số nông dân đã phun thuốc trừ sâu để kích thích các loại cây sinh sản và nhân giống nhanh hơn. Vì vậy, để sử dụng nước lá tắm cho trẻ, các mẹ phải đặc biệt lưu ý :

- Với tất cả các loại lá, phải đảm bảo rửa thật sạch, ngâm qua nước muối hay thuốc tím trước khi xay, giã hoặc đun nấu để tắm cho bé. Vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại mà thậm chí còn không chết khi đun sôi. Vả lại các loại lông tơ trên lá cũng có thể gây kích ứng da của con.

- Cần phải tắm sạch cho bé bằng sữa tắm trước vì các loại lá tuy có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên nhưng lại không hòa tan được chất nhờn trên da. Sau đó, mẹ nên “tráng” lại bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.

- Không đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé.

- Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ. Khi da đã trong tình trạng sưng đỏ, viêm da quá nặng do bé ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ, việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ.  

  1. Dùng chung sữa tắm với cha mẹ:

Da bé dễ thấm nước và các chất gây kích ứng do vậy không nên dùng chung sữa tắm với cha mẹ ngay cả khi bé không bị rôm sảy.

  1. Dùng thuốc bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ:

Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều sản phẩm đặc trị rôm sảy cho trẻ em, tuy nhiên không phải bất kỳ loại thuốc nào cũng phù hợp với trẻ. Việc dùng thuốc bôi tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nguy hại đến vùng da mềm mại của trẻ, nghiêm trọng hơn sẽ gây nhiễm trùng hoặc ung thư.

Mỗi đứa trẻ là một món quà đến từ thiên đường dành cho các ông bố, bà mẹ. Chỉ một cơn gió mảy may cũng khiến các bậc phụ huynh lo sốt vó và tìm đủ mọi cách để không gây nguy hại đến đứa trẻ. Đừng vì thế mà bỏ qua những điều không nên khi trẻ bị rôm sảy nhé các mẹ.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha