Tác hại khi trị mẩn ngứa bằng lá trà xanh

Nhiều ông bố bà mẹ thường cảm thấy bối rối không biết phải làm gì khi bé yêu của mình bị nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu khắp cơ thể, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc. Rất nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào từng loại biểu hiện mẩn ngứa mà chúng ta sử dụng các bài thuốc hiệu quả. Bài viết hôm nay xin chia sẻ cùng các mẹ các tác hại khi trị mẩn ngứa bằng lá trà xanh

Ngày đăng: 24-04-2017

7,635 lượt xem

Bé bị mẩn đỏ ở người có thể là do các nguyên nhân sau:

- Rôm sảy do thời tiết nắng nóng

- Viêm da

- Sốt phát ban

- Côn trùng cắn

Các mẹ phải xác định được tình trạng của bé thông qua các biểu hiện bệnh, để sử dụng phương pháp trị mẩn ngứa bằng lá tắm cho hiệu quả, như:

- Trị rôm sảy, mụn nhọt: lá sài đất, bồ công anh, mướp đắng, rau má… Trong đó mướp đắng và rau má là hai loại khá mát và có thể dùng để tắm hàng ngày, thường xuyên mà không gây hại.

- Trị mẩn ngứa, dị ứng, lở sơn, viêm da cơ địa: theo y học cổ truyền, đây là các triệu chứng của phong, cần dùng nhóm cây thanh nhiệt, khu phong như lá khế hay kinh giới…

- Làm săn se mụn, trị thủy đậu, chốc lở, ngứa, mụn mủ: lá trầu không, chè xanh, chân vịt, xuyên tâm liên…

- Diệt côn trùng (chấy, rận…): lá na, hạt na, lá xoan…

Lưu ý khi trị mẩn ngứa bằng lá trà xanh

- Thời điểm lá trà xanh nhiễm thuốc trừ sâu hoặc chất độc hại thì tuyệt đối không nên cho bé tắm. Để cẩn thận hơn, khi tắm các mẹ nên vò lá trà xanh kĩ, tráng qua 1 lần nước sôi, đổ nước đó đi và tắm cho bé bằng nước thứ 2.

- Sau khi tắm lá cần dùng nước sạch để tắm lại để làm sạch chất nhờn trên da và lượng bột của lá có thể đọng lại trên da có khả năng gây nhiễm khuẩn.

- Ở trẻ có da nhạy cảm hoặc có tiền căn dị ứng thì bất cứ thứ gì tiếp xúc với da bé cũng nên thử trước, nếu như vài giờ sau khi thử trước ở một vùng cánh tay không thấy dị ứng, nổi đỏ thì chúng ta có thể sử dụng cho bé.

- Các bà mẹ cũng nên lưu ý khi sử dụng loại lá này để tắm cho trẻ, chỉ nên dùng trà xanh tắm cho bé 2 lần một tuần, vì nếu tắm nhiều sẽ khiến da bé trở nên nhạy cảm hơn. Có thể thay cho bé bằng nước trà xanh hoặc mướp đắng để bé yêu có làn da luôn khỏe mạnh.

Tác hại việc trị mẩn ngứa bằng lá trà xanh:

- Trẻ có tiền sử bị nhiễm trùng, mắc các bệnh về da rất dễ bị nhiễm trùng.

- Lá cây vừa phun thuốc trừ sâu, hóa học đã được hái về và vô tình tắm cho trẻ (Da trẻ nhạy cảm nên bị ảnh hưởng nhanh hơn và nặng nề hơn).

- Sau khi tắm xong với nước lá, các mẹ cũng cần tắm sơ qua cho bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.

- Các mẹ nên dùng phấn rôm đảm bảo chất lượng để bôi vào vùng bẹn, đùi cho trẻ sau khi tắm cho trẻ.

- Tuyệt đối không tắm nước lá trà xanh khi trên da bé có những dấu hiệu viêm da, sưng tấy, mủ hay trầy xước. Khi có vết xước, bé thường gãi nếu tắm lá trà xanh sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Chỉ tắm lá cho trẻ sơ sinh khi đã rụng rốn nhằm tránh nhiễm khuẩn đường rốn.- Nên đun sôi, để nguội nước lá trước khi tắm.

- Cách sử dụng trà xanh tắm cho bé: chọn lấy 300g lá trà xanh, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau đó gạn lấy nước, pha vào chậu tắm ở nhiệt độ nước từ 30 – 38 độ C.

Nếu phát hiện da của trẻ có biểu hiện bị dị ứng sau khi tắm bằng lá trà xanh, việc đầu tiên là phải ngừng tắm lá ngay và theo dõi thêm. Nếu đúng là do dị ứng với lá tắm, thường thì chỉ cần dừng lại là da bé sẽ tự bình phục. Tuy nhiên, nếu sau một vài ngày vẫn không đỡ thì cần cho trẻ đi khám để có kết luận cụ thể và hướng điều trị phù hợp.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha